1. Máy nén khí Piston – Pít tông hoạt động như thế nào
– Các thành phần cấu tạo của máy nén khi Piston
Các bạn có thể nhìn thấy trong ảnh. Về cơ bản để hoạt động được một máy nén khí sẽ bao gồm
- Động cơ: Phổ biến là động cơ điện hoạt động cơ đốt trong (xăng hay dầu) – Nguồn tạo ra động lực cho máy
- Đầu nén: Ở đây là Pít tông: Chúng thường có từ 1 – 3 Pít tông đối với máy nén khí một cấp và 2-6 pít tông đối với máy nén khí 2 cấp.
- Bình tích áp: Tất nhiên rồi – Tác dụng lưu trữ khí nén.
- Cảm biến áp suất và van quá tải: Cảm biến áp suất dùng để cấp tín hiệu dừng hoặc nén cho động cơ. Van quá tải dùng để xả đi lượng khí thừa trong trường hợp quá áp suất.
- Và một số thứ lặt vặt khác: Đồng đồ, puly-curoa. Chân đế, dây dẫn khí, lọc khí đầu vào…vv
Máy nén khí Pít tông hoạt động như thế nào ? Nguyên lý hoạt động của máy nén khí Piston ?
Máy nén khí Pít tông nén khí nhờ khả năng thay đổi áp suất trong mỗi chu trình tịnh tiến của pít tông trong xi lanh.
Khi động cơ hoạt động, Trục khuỷu sẽ làm nhiệm vụ chuyển đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến của Pít tông thông qua thanh dẫn hướng.
Khi Pít tông tịnh tiến trong Xi lanh sẽ tạo ra lực hút là lực xả trong chu kỳ trái ngược nhau. Vậy khi kết hợp với 2 van hút và xả chúng ta sẽ có một pít tông nén khí hoàn chỉnh.
Các bạn có thể nhìn mô tả trong ảnh.
Chu kỳ hút : Khi pít tông đi xuống sẽ hút khí tự nhiên từ bên ngoài vào thông qua van hút (khí hút vào được mô tả màu xanh). Khi đó van xả mở và van hút đóng.
Chu kỳ nén: Khi pít tông đi lên van hút sẽ đóng và và van xả sẽ mở.
Vậy để tăng lượng khí nén ra chúng ta có những phương pháp gì ?
- Tăng tốc độ nén của Pít tông: Theo thử nghiệm, người ta tính toán tốc độ nén tối đa có thể là hơn 700 nhịp/phút
- Tăng kích thước của Pít tông. Dĩ nhiên rồi. Nhưng điều đó sẽ phải kéo theo phần hỗ trợ truyền động cũng phải tăng khả năng phụ tải tương ứng
- Tăng số Pít tông: Đây là một phương án hiệu quả. Hiện nay số pít tông trên mỗi máy nén khí thường giao động từ 1 -6
2. Phân loại máy nén khí Piston ?
- Máy nén khí pít tông có dầu và máy nén khí không dầu
Như trên ảnh. Máy màu vàng bên trái là máy nén khí không dầu. Bên phải là máy nén khí có dầu (dầu bôi trơn)
Máy nén khí Pít tông không dầu | Máy nén khí Pít tông có dầu |
Nhỏ gọn, cơ động | Có kích thước lớn hơn |
Công suất nhỏ | Công suất lớn |
Độ bền thấp hơn, dùng cho mục đích cơ động, ít sử dụng, gia đình… | Bền hơn nhờ được bôi trơn, thường để một chỗ, dùng cho xưởng sản xuất, công nghiệp… |
Giá thành thấp | Giá cao hơn |
Dùng điện 1phase | Đa số dùng điện 3 phase |
-
Máy nén khí pít tông 1 cấp và máy nén khí pít tông 2 cấp
Máy nén khí Pít tông thường phục vụ đầu ra khí nén với áp lực là: 8 kg/cm2 – 113 PSI
Vậy nếu như tối cần một áp lực lơn hơn như 12 kg/cm2 hoặc 16 kg/cm2 thì sao. Như vậy máy nén khí Piston 2 cấp đã ra đời.
Về hoạt động: Nó tương tự như máy nén một cấp.
Về cấp thứ 2: Bạn hiểu đơn giản là Piston 1 nến đến áp lực 8 kg/cm2 rồi. Vậy Pitston 2 hút từ 8 kg/cm2 vào nén lên tiếp đến 16 kg/cm2.
-
So sánh giữa máy nén khí Piston một cấp và máy nén khí Piston 2 cấp:
Để nói đến điều đó thì khá là dài, còn phân tích cách hoạt đông, nguyên lý nén, giải thích sự tăng nhiệt độ….
- Tôi xin phép được nói sơ lược như sau:
- Đầu tư bán đầu máy nén một cấp thấp hơn, Hiệu năng cấp ra của máy 2 cấp tốt hơn do áp cao hơn,
- Điện năng tiêu thụ của máy 2 cấp lớn hơn do phải nén hai lần,
- Trọng lượng máy 2 cấp lơn hơn.
- Độ bền của máy nén 2 cấp cao hơn do tỷ số nén thấp ở mỗi giai đoạn, ít phải bảo trì hơn. Nhưng máy một cấp lại dễ dàng sửa chữa hơn.
- Nhiệt lượng tạo ra của máy một cấp thấp hơn, máy 2 cấp thường phải có làm mát bổ xung….
Quan trọng hơn ở đây là bạn cần dùng áp lực 16 kg/cm2 hay 8 kg/cm2. Nên tôi không so sánh sâu thêm về máy nén khí pít tông 1 cấp và máy nén khí pít tông 2 cấp nữa.
Như vậy hôm nay VIMEX đã giới thiệu đến các bạn sơ lược về máy nén khi Pít tông. Mong thông qua bài viết này các bạn có thể chọn được một chiếc máy nén khí phù hợp với mục đích sử dụng của mình !
Nếu có thắc mắc hoặc cần giải đáp xin gọi đến: Trung 0946889440 – Zalo
Bình luận